Lào Cai 26° - 28°
Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” ở phường Bắc Lệnh
Lượt xem: 620
Nằm ở phía Nam của thành phố Lào Cai, phường Bắc Lệnh có 1.390 hộ, 3952 nhân khẩu, sinh hoạt ở 17 tổ dân phố, trong những năm qua, cán bộ nhân dân các dân tộc trong phường có nhiều nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo của thành phố trẻ biên cương. Là địa phương đi đầu trong việc thực hiện tốt công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”.
Trên địa bàn phường hiện có 22 gia đình liệt sĩ, 19 thương- bệnh binh, 26 người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, các ban ngành, đoàn thể trong phường luôn xác định công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm sóc người có công là nhiệm vụ chính trị mang tính thường xuyên liên tục, thông qua việc chỉ đạo, tổ chức rà soát thực trạng đời sống, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và nắm bắt những khó khăn mà các gia đình chính sách gặp phải để kịp thời có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ, giúp đỡ…Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” ngày càng đi vào nề nếp và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cuộc vận động xây dựng “Quỹ đền ơn, đáp nghĩa” được xã hội hóa với nhiều việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các đơn vị, công ty, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. Mỗi năm có hàng trăm triệu đồng từ nguồn quỹ này được trích ra để chăm sóc người có công và xây dựng nhà tình nghĩa tặng cho gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Công tác phân phối nguồn quỹ được sử dụng công khai, minh bạch và đúng đối tượng. Từ năm 2011 đến nay, địa phương đã huy động tiền của, công sức xây tặng 2 căn nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng tặng gia đình chính sách; hỗ trợ ngày công lao động và hàng chục triệu đồng giúp các thương binh, bệnh binh, người có công tu sửa nhà, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo và gia đình chính sách.

 Công tác chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống người có công được quan tâm đặc biệt, mỗi năm có hàng chục đối tượng chính sách, người có công được hưởng chế độ chăm sóc điều dưỡng tại nhà và trên chục đối tượng khác được tổ chức đi nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Hạ Long (Quảng Ninh). 100% các đối tượng người có công, thương binh và bệnh binh đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh…Công tác chi trả chế độ ưu đãi  hàng tháng cho các đối tượng chính sách, chế độ trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ, giải quyết trợ cấp một lần và mai táng phí cho thân nhân người có công từ trần và chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam…được thực hiện kịp thời, công khai, đảm bảo quyền lợi công bằng cho người có công và gia đình của họ. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, đơn vị đã rà soát, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ trợ cấp thêm 6 đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học và  hướng dẫn, thu thập 72 hồ sơ đủ điều kiện theo Nghị quyết 62 của Chính phủ đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế ở CamPuchia, giúp nước bạn Lào (sau ngày 30/4/1975 nay đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc).

ồng chí Nguyễn Hữu Vạn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đến thăm hỏi động viên, tặng quà và tổ chức gặp mặt các gia đình chính sách)

 Vào các dịp lễ, tết kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) hàng năm, Đảng bộ, chính quyền phường đến thăm hỏi động viên, tặng quà và tổ chức gặp mặt các gia đình chính sách để mọi đối tượng được nghe khái quát về bước phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, đồng thời bộc bạch ý kiến, kiến nghị đóng góp với Đảng, chính quyền về công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”… Từ đó đã kịp thời động viên thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ vượt qua khó khăn vươn lên trở thành những công dân kiểu mẫu và gia đình cách mạng gương mẫu.

  Do được quan tâm chăm sóc chu đáo, nên các gia đinh chính sách phấn khởi gương mẫu đi đầu trong các phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” “Khu phố văn hóa”; tỷ lệ gia đình văn hóa trong các gia đình chính sách hàng năm đạt 98%. Trong khu vực quy hoạch nhiều hộ dân phải di chuyển giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh và khu tái định cư của thành phố. Hầu hết những thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công đều tiên phong trong việc di chuyển và vận động các hộ dân  khác nhanh chóng di chuyển theo đúng kế hoạch… Đi đầu trong công tác này là thương binh Nguyễn Văn Lừu, tổ 15, Nguyễn Xuân Hợp, Hoàng Trung Úy (chất độc hóa học), tổ 9, 10… và nhiều thương binh, bệnh binh, ngưởi có công tích cực tham gia và làm tốt công tác ở địa phương như; Tổ trưởng, tổ phó, Bí thư, Phó bí thư chi bộ và các hoạt động đoàn thể ở khu dân cư…

            Đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự phối hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương như: UBMTTQ, Cựu chiến binh, Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân, các gia đình chính sách và toàn thể cộng đồng… đã góp sức phát triển phong trào trở thành nét đẹp truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đó là tình cảm, trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội đối với gia đình chính sách, người có công.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập