Lào Cai 26° - 29°
Đổi mới phương pháp theo dõi quản lý công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ gắn với an toàn giao thông
Lượt xem: 597
 Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ), đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, đồng thời hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) được trung ương phát động hàng năm. Ngày 20/3/2013, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ - PCCN lần thứ 15 gắn với năm An toàn giao thông (ATGT) 2013, đây là năm thứ 2 tỉnh áp dụng mô hình lồng ghép mít tinh 2 chương trình: ATVSLĐ - PCCN và ATGT.
 

Tại Lễ phát động đã có 10 cơ sở lao động đại diện cho các thành phần kinh tế ký cam kết thi đua đảm bảo ATVSLĐ - PCCN và ATGT: Công ty Luyện đồng Lào Cai, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, Công ty Điện lực Lào Cai, Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc, Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Lào Cai, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Yên, Công ty cổ phần Khí đốt Thái Dương, Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đức, Công ty TNHH thương mại Lương Hà.

            Trên tinh thần và khí thế thi đua sôi nổi, quyết tâm cao, lãnh đạo đại diện của 10 cơ sở lao động đã nhất trí ký cam kết thi đua thực hiện tốt công tác ATVSLĐ - PCCN với 06 nội dung cụ thể. Đó là: Hằng năm lập kế hoạch ATVSLĐ gắn liền với kế hoạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ sở lao động, có dự trù kinh phí, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất; tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về công tác ATVSLĐ tại cơ sở như: thành lập Hội đồng BHLĐ (đối với cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người), đối với cơ sở lao động khác có thể thành lập (nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động); có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ATVSLĐ, có mạng lưới an toàn vệ sinh viên đến từng tổ sản xuất, có lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và hoạt động có hiệu quả; có quy định phân công rõ chế độ trách nhiệm về ATVSLĐ đối với từng cấp, từng chức danh quản lý,...; có nội quy, quy trình sản xuất an toàn; có biện pháp và đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động (NLĐ) như: xây dựng nội quy an toàn chung; nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với từng loại máy, thiết bị, công việc, nơi làm việc,...thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ, quy định về công tác ATVSLĐ theo quy định của pháp luật như: huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ (đạt từ 80% trở lên); kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện cấp cứu và duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đảm bảo sử dụng hiệu quả những trang bị đó; chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) nếu có; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ; khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (nếu có); lập hồ sơ quản lý: vệ sinh lao động, sức khỏe NLĐ, TNLĐ, BNN và hồ sơ quản lý đo, kiểm tra môi trường lao động; thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ; thực hiện tốt chế độ báo cáo về công tác ATVSLĐ và khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ, BNN; thực hiện tự kiểm tra về ATVSLĐ,...; trong năm không để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng làm chết người, bị thương nhiều người, không để xảy ra cháy nổ, sự cố kỹ thuật về máy thiết bị; Công đoàn cơ sở phối hợp với thủ trưởng cơ quan, NSDLĐ tổ chức phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”; tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua đảm bảo ATVSLĐ, phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN hàng năm và 04 nội dung về công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2013 gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của người đứng đầu cơ sở lao động đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng và cơ sở lao động; tăng cường công tác phối hợp, thông tin hai chiều giữa cơ sở lao động với các sở, ngành, chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các lực lượng nòng cốt để tạo đột phá trong công tác đảm bảo trật tự ATGT; cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, nhân viên gương mẫu không uống rượu, bia trước khi lái xe. Thủ trưởng các cơ sở lao động ban hành quy định của cơ quan, đơn vị về không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa và xử lý kỷ luật nghiêm người vi phạm.

Ngoài 10 đơn vị đại diện cho các khối ký cam kết thi đua tại Lễ phát động, nội dung cam kết thi đua cũng đã được gửi tới nhiều cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh, qua đó đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của chủ các cơ sở lao động thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là một trong những chỉ tiêu thi đua quan trọng hàng năm đánh giá việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ - PCCN của đơn vị. Trên cơ sở đó thúc đẩy hơn nữa các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa các nguy cơ gây ra TNLĐ, BNN và sự cố cháy nổ, thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi của NLĐ, doanh nghiệp và toàn xã hội; đồng thời kêu gọi doanh nghiệp, người lao động và mỗi gia đình thấy được lợi ích chính đáng và lâu dài của việc bảo đảm ATVSLĐ - PCCN, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về BHLĐ, ATVSLĐ - PCCN./.

Vân Yên - Phòng ATLĐ







Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập