Lào Cai 26° - 27°
Mục tiêu, nhiệm vụ công tác Lao động, Người có công và Xã hội tỉnh Lào Cai năm 2013
Lượt xem: 593
Ngày 15/01/2013, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác ngành năm 2013. Hội nghị đã thống nhất đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012 thảo luận, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và thống nhất đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của ngành năm 2013. Ban biên tập trích đăng nội dung chủ yếu này trong Báo cáo của Hội nghị.
 

 

Bước vào triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai đã nhận định rõ những thuận lợi và khó khăn, thách thức cơ bản, đó là:

Thuận lợi: Năm 2013 là năm giữa nhiệm kỳ giai đoạn 2011 - 2015 có tính chất là năm bản lề, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoàn thành toàn diện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV, 7 chương trình, 27 đề án trọng tâm giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai 5 năm 2011 - 2015, cùng với đó là sự chỉ đạo sát sao của Trung ương; công tác lãnh chỉ đạo, điều hành, giám sát và đưa ra những giải pháp phù hợp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các cấp chính quyền, của các sở, ngành, đơn vị; phong trào thi đua lao động, sản xuất của các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội… là điều kiện quan trọng để huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Khó khăn, thách thức: Năm 2013 dự báo kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và có tiềm ẩn rủi ro; thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế không cao hơn nhiều so với năm 2012. Tình hình lạm phát cơ bản đã được kiềm chế, các chính sách hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh phát huy tác dụng góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, áp lực lạm phát cao vẫn còn khá lớn; tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp, khó lường…

Phát huy những kết quả, lợi thế đạt được trong năm 2012; vận dụng tốt nhưng ưu thế, thuận lợi; đồng lòng, tích cực khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản sau đây:

(1) Giải quyết việc làm mới cho 11.000 lao động; đưa 520 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó 310 lao động thuộc các huyện nghèo. (2) Đào tạo mới cho 13.050 lao động, trong đó: Cao đẳng nghề: 450 lao động; trung cấp nghề: 1.500 lao động; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 11.100 lao động. (3) Phấn đấu giảm 5%, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. (4) Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách Người có công Làm tốt công tác tuyên truyền cuộc vận động ủng hộ “Đền ơn đáp nghĩa”. Phấn đấu đến hết năm 2013, 100% các gia đình chính sách người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn tỉnh đều có mức sống bằng, hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư cùng nơi cư trú, không còn hộ gia đình chính sách thuộc hộ nghèo. (5) Giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực: khai khoáng, luyện kim, xây dựng, sử dụng điện và sản xuất hoá chất; tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động; 100% người lao động đã xác nhận bị TNLĐ, BNN được chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng; 100% số vụ TNLĐ chết người được điều tra, xử lý. (6) Tổ chức thực hiện các chính sách Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai: lập danh sách và cấp thẻ cho khoảng 400.000 lượt người nghèo và người DTTS. Hỗ trợ cho khoảng 3.000 người thuộc hộ cận nghèo mua BHYT tự nguyện. Thực hiện công tác cứu trợ đột xuất khi xảy ra thiên tai, bão, lũ, đói giáp hạt; các hoạt động quản lý nhà nước về người cao tuổi; Đề án Nghề công tác xã hội theo đề án 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ. (7) Triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; xây dựng mô hình về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ em. (8) Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa nhấn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình. Xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực. Xây dựng và thí điểm mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và buôn bán người. (9) Cai nghiện và quản lý sau cai cho 1.985/3200 đối tượng, bằng 62% tổng số đối tượng có hồ sơ quản lý; quản lý, giúp đỡ 1.085 người sau cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục lao động xã hội, các Câu lạc bộ quản lý sau cai tại các xã, phường, thị trấn. Tiếp tục triển khai có hiệu quả dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone năm 2013.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra các giải pháp cụ thể sau:

(1) Bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao động - TBXH, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ của ngành.

(2) Hướng dẫn, triển khai các chế độ chính sách thuộc lĩnh vực ngành quản lý bằng nhiều hình thức: Cập nhật thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi, chế độ hỗ trợ của Trung ương và của địa phương trên hệ thống thông tin đại chúng (Đài PT - TH, Báo Lào Cai...), các hình thức thông tin nội bộ (bản tin nội bộ, Cổng Thông tin điện tử của Sở), thông qua các hội nghị, truyền thông trực tiếp tại các thôn bản xã phường và hộ dân với các nội dung như: chế độ hỗ trợ về học nghề, chế độ tuyển dụng sau đào tạo nghề; thông tin, nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp, chế độ hỗ trợ xuất khẩu lao động, các chính sách hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc về y tế, giáo dục, vay vốn.... đảm bảo đến được với người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc để nhân dân biết, tự giác tham gia và cùng giám sát.

(3) Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành:

- Tiếp tục tham mưu cho tỉnh các kế hoạch triển khai các đề án, dự án và các chương trình lớn của tỉnh đã ban hành: Đề án giảm nghèo bền vững; đề án đào tạo nghề cho lao động; chương trình bảo hộ lao động; chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, chương trình công tác người cao tuổi, đề án nghề công tác xã hội...

- Chủ động phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn và giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội lĩnh vực ngành quản lý để các phòng, đơn vị chủ động triển khai thực hiện ngay từ đầu năm. Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng định mức các nguồn kinh phí. Cụ thể hoá chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh bằng các chương trình hành động, chú ý phân công rõ đến từng nhiệm vụ, công việc và trách nhiệm của từng cá nhân; quy định cụ thể thời gian, tiến độ, chất lượng thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

- Theo dõi sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, kịp thời nắm chắc những diễn biến bất lợi để đề xuất biện pháp xử lý, bảo đảm triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả ngay ở cơ sở. Thực hiện tốt cơ chế phân cấp, giao quyền gắn với trách nhiệm để tạo chủ động cho địa phương, cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát, từ đó phát hiện và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện, đề xuất cho Tỉnh uỷ; Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và phối hợp với các ngành liên quan để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo các lĩnh vực của ngành được thực hiện thông suốt đến cơ sở.

(4) Tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của ngành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sở; việc lựa chọn, cử cán bộ tham gia các lớp phải bảo đảm đúng thành phần, có kiểm tra, giám sát bảo đảm việc học tập đầy đủ, chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Sở, Bộ và các cơ quan cấp trên khác có liên quan tổ chức. Khuyến khích nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ bằng các hình thức, phong trào thi đua khen thưởng thích hợp.

(5) Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đặc biệt là cấp cơ sở.

Bước vào triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai đã nhận định rõ những thuận lợi và khó khăn, thách thức cơ bản, đó là:

Thuận lợi: Năm 2013 là năm giữa nhiệm kỳ giai đoạn 2011 - 2015 có tính chất là năm bản lề, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoàn thành toàn diện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV, 7 chương trình, 27 đề án trọng tâm giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai 5 năm 2011 - 2015, cùng với đó là sự chỉ đạo sát sao của Trung ương; công tác lãnh chỉ đạo, điều hành, giám sát và đưa ra những giải pháp phù hợp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các cấp chính quyền, của các sở, ngành, đơn vị; phong trào thi đua lao động, sản xuất của các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội… là điều kiện quan trọng để huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Khó khăn, thách thức: Năm 2013 dự báo kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và có tiềm ẩn rủi ro; thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế không cao hơn nhiều so với năm 2012. Tình hình lạm phát cơ bản đã được kiềm chế, các chính sách hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh phát huy tác dụng góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, áp lực lạm phát cao vẫn còn khá lớn; tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp, khó lường…

Phát huy những kết quả, lợi thế đạt được trong năm 2012; vận dụng tốt nhưng ưu thế, thuận lợi; đồng lòng, tích cực khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản sau đây:

(1) Giải quyết việc làm mới cho 11.000 lao động; đưa 520 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó 310 lao động thuộc các huyện nghèo. (2) Đào tạo mới cho 13.050 lao động, trong đó: Cao đẳng nghề: 450 lao động; trung cấp nghề: 1.500 lao động; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 11.100 lao động. (3) Phấn đấu giảm 5%, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. (4) Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách Người có công Làm tốt công tác tuyên truyền cuộc vận động ủng hộ “Đền ơn đáp nghĩa”. Phấn đấu đến hết năm 2013, 100% các gia đình chính sách người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn tỉnh đều có mức sống bằng, hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư cùng nơi cư trú, không còn hộ gia đình chính sách thuộc hộ nghèo. (5) Giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực: khai khoáng, luyện kim, xây dựng, sử dụng điện và sản xuất hoá chất; tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động; 100% người lao động đã xác nhận bị TNLĐ, BNN được chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng; 100% số vụ TNLĐ chết người được điều tra, xử lý. (6) Tổ chức thực hiện các chính sách Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai: lập danh sách và cấp thẻ cho khoảng 400.000 lượt người nghèo và người DTTS. Hỗ trợ cho khoảng 3.000 người thuộc hộ cận nghèo mua BHYT tự nguyện. Thực hiện công tác cứu trợ đột xuất khi xảy ra thiên tai, bão, lũ, đói giáp hạt; các hoạt động quản lý nhà nước về người cao tuổi; Đề án Nghề công tác xã hội theo đề án 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ. (7) Triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; xây dựng mô hình về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ em. (8) Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa nhấn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình. Xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực. Xây dựng và thí điểm mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và buôn bán người. (9) Cai nghiện và quản lý sau cai cho 1.985/3200 đối tượng, bằng 62% tổng số đối tượng có hồ sơ quản lý; quản lý, giúp đỡ 1.085 người sau cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục lao động xã hội, các Câu lạc bộ quản lý sau cai tại các xã, phường, thị trấn. Tiếp tục triển khai có hiệu quả dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone năm 2013.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra các giải pháp cụ thể sau:

(1) Bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao động - TBXH, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ của ngành.

(2) Hướng dẫn, triển khai các chế độ chính sách thuộc lĩnh vực ngành quản lý bằng nhiều hình thức: Cập nhật thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi, chế độ hỗ trợ của Trung ương và của địa phương trên hệ thống thông tin đại chúng (Đài PT - TH, Báo Lào Cai...), các hình thức thông tin nội bộ (bản tin nội bộ, Cổng Thông tin điện tử của Sở), thông qua các hội nghị, truyền thông trực tiếp tại các thôn bản xã phường và hộ dân với các nội dung như: chế độ hỗ trợ về học nghề, chế độ tuyển dụng sau đào tạo nghề; thông tin, nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp, chế độ hỗ trợ xuất khẩu lao động, các chính sách hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc về y tế, giáo dục, vay vốn.... đảm bảo đến được với người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc để nhân dân biết, tự giác tham gia và cùng giám sát.

(3) Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành:

- Tiếp tục tham mưu cho tỉnh các kế hoạch triển khai các đề án, dự án và các chương trình lớn của tỉnh đã ban hành: Đề án giảm nghèo bền vững; đề án đào tạo nghề cho lao động; chương trình bảo hộ lao động; chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, chương trình công tác người cao tuổi, đề án nghề công tác xã hội...

- Chủ động phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn và giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội lĩnh vực ngành quản lý để các phòng, đơn vị chủ động triển khai thực hiện ngay từ đầu năm. Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng định mức các nguồn kinh phí. Cụ thể hoá chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh bằng các chương trình hành động, chú ý phân công rõ đến từng nhiệm vụ, công việc và trách nhiệm của từng cá nhân; quy định cụ thể thời gian, tiến độ, chất lượng thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

- Theo dõi sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, kịp thời nắm chắc những diễn biến bất lợi để đề xuất biện pháp xử lý, bảo đảm triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả ngay ở cơ sở. Thực hiện tốt cơ chế phân cấp, giao quyền gắn với trách nhiệm để tạo chủ động cho địa phương, cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát, từ đó phát hiện và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện, đề xuất cho Tỉnh uỷ; Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và phối hợp với các ngành liên quan để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo các lĩnh vực của ngành được thực hiện thông suốt đến cơ sở.

(4) Tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của ngành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sở; việc lựa chọn, cử cán bộ tham gia các lớp phải bảo đảm đúng thành phần, có kiểm tra, giám sát bảo đảm việc học tập đầy đủ, chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Sở, Bộ và các cơ quan cấp trên khác có liên quan tổ chức. Khuyến khích nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ bằng các hình thức, phong trào thi đua khen thưởng thích hợp.

(5) Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đặc biệt là cấp cơ sở.







Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập