Lào Cai 27° - 28°
Lào Cai: tích cực trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số
Lượt xem: 129

Trợ giúp pháp lý một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp, nhằm tạo những chuyển biến tích cực trong việc tiếp cận pháp luật cho người dân, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo và bảo đảm dân chủ ở cơ sở.

Với đặc thù của tỉnh Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, người dân tộc thiểu số chiếm 66,2% dân số toàn tỉnh. Sau khi triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trợ giúp pháp lý ở địa phương cho thấy Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong đời sống xã hội. Những quy định của Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành đã ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao dân trí cho nhân dân, giải đáp được các vướng mắc pháp luật làm giảm khiếu kiện trong nhân dân, góp phần vào ổn định tình hình chính trị tại địa phương, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tác động tích cực đến việc tổ chức thực hiện pháp luật, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, nhất là đối với người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Theo thống kê, tính từ tháng 12/2022 đến nay,Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh và các Chi nhánh đã thụ lý và thực hiện TGPL 995 vụ việc cho 995 đối tượng.Trong đó, trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật 542 vụ; Trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng 452 vụ; Trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng 01 vụ. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Trung tâm và các Chi nhánh đã tổ chức được 86/86 đợt truyền thông trực tiếp điểm về trợ giúp pháp lý tới 86 lượt thôn, bản, tổ dân phố đặc biệt khó khăn với 5.488 lượt người tham dự. Thực hiện tuyên truyền và phổ biến các quy định của Luật TGPL năm 2017 và các quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện TGPL; tiếp nhận tư vấn pháp luật 626 lượt người có vướng mắc tại các buổi truyền thông; Tổ chức 04/04 Hội nghị 5 tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý tại địa bàn các huyện Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên và thị xã Sa Pa cho 230 đại biểu là các trưởng thôn, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng.

Hoạt động TGPL trên địa bàn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cơ quan Trung ương, địa phương và các ngành liên quan đảm bảo các điều kiện, cơ sở vật chất cũng như cơ chế chính sách để đảm bảo Luật TGPL được triển khai thuận lợi tại địa phương. Quá trình hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương đã huy động được sự tham gia, tạo điều kiện của các cấp, các ngành và sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội. Đội ngũ người thực hiện TGPL ngày càng được nâng cao năng lực, trình độ lý luận, được trau dồi, rèn luyện, tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác TGPL trong tình hình hình mới.  

anh tin bai
Tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số tại huyện Bảo Yên

Thực tế cho thấy, hoạt động truyền thông về pháp luật trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số được quan tâm, đẩy mạnh nhằm giúp người nghèo, người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý của mình và tiếp cận hệ thống trợ giúp pháp lý miễn phí. Công tác trợ giúp pháp lý góp phần không nhỏ thông qua việc thực hiện chính sách đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số  thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý , tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nghèo, người dân tộc thiểu số. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như toàn xã hội đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số và giảm thiểu phân biệt đối xử, giúp người nghèo, người dân tộc thiểu số hòa nhập cộng đồng, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.

Việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, công tác dân tộc và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tình hình hiện nay là một việc rất quan trọng, đòi hỏi phải luôn có sự đổi mới mang tính đột phá, quyết liệt và hiệu quả. Với chức năng, nhiệm vụ "cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật", Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lào Cai đã và đang tiếp tục chủ động phục vụ nhân dân và luôn hướng về cơ sở, nơi có nhiều người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cũng là nơi còn nhiều khó khăn, người dân còn hạn chế về kiến thức pháp luật và thiếu các thông tin pháp luật; tích cực góp phần bảo đảm quyền công dân trong tiếp cận và bình đẳng trước pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, các chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, phát triển đồng bộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới./.
                                                                                                                                           Thanh Giang

 






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập